Thời đại 4.0, xu hướng sản xuất đều hướng đến sự tự động hóa, có áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp nào vẫn đi theo phương thức sản xuất truyền thống chính là đang lựa chọn sự trì trệ và thụt lùi.
Sản xuất truyền thống - vật cản tiến tới thành công của doanh nghiệp Việt
Sản xuất theo phương pháp truyền thống sử dụng nhiều nhân công tại các nhà máy, dây chuyền thủ công, không tự động hóa vẫn là sự lựa chọn của đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện tại. Theo khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây, chỉ 23% doanh nghiệp được điều tra cho thấy có sự đổi mới, áp dụng công nghệ mới, tự động hóa vào trong sản xuất. Bên cạnh đó, theo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam hiện chỉ ở mức 10% (thấp hơn nhiều so với con số trung bình 40% của các nước đang phát triển). Trong số đó, nhiều công nghệ nhập khẩu thuộc thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước và 75% máy móc đã hết khấu hao. Đây thực sự là một vấn đề đáng buồn của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại 4.0 bùng nổ như hiện tại.
Bằng việc áp dụng các công nghệ đã lỗi thời hoặc không có đổi mới trong phương thức sản xuất, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều cho thấy được sự tụt hậu hơn so với nhiều nước phát triển trong khu vực. Chưa kể, năng suất lao động quá thấp, nguồn nhân lực chưa cao, khó khăn về tài chính và khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng là những vấn đề do phương pháp sản xuất truyền thống gây ra.
Đặc biệt, trong đợt dịch Covid vừa qua, chính phương thức truyền thống đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí là phá sản. Bởi chính các nguyên nhân do sự quá phụ thuộc vào lao động truyền thống cũng như không áp dụng dây chuyền tự động.
Từ giai đoạn khó khăn do dịch Covid gây ra vừa qua, hi vọng đó chính là bài học thức tỉnh, giúp các doanh nghiệp nhận ra mình buộc phải thay đổi phương pháp sản xuất, nhanh chóng áp dụng tự động hóa, cải tiến và làm chủ công nghệ.
Tự động hóa giúp nâng tầm doanh nghiệp Việt
Áp dụng tự động hóa, công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, những doanh nghiệp cứng đầu không chủ động nắm bắt công nghệ để đổi mới sáng tạo, vẫn kinh doanh theo phương thức truyền thống thì chắc chắn sẽ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường rất lớn.
Hiện nay, việc áp dụng tự động hóa với công nghệ cao vào trong sản xuất là điều vô cùng dễ dàng bởi có rất nhiều nhà cung cấp các mô hình này cho doanh nghiệp. Và một trong số những cái tên nổi bật nhất phải kể tới Công ty Cổ phần Hạo Phương với hơn 8 năm tư vấn, lắp đặt và cung cấp mô hình, thiết bị và sản phẩm dây chuyền, robot tới rất nhiều tập đoàn hàng đầu.
Các sản phẩm do Công ty cổ phần Hạo Phương cung cấp rất đa dạng và nhận được nhiều phản hồi tích cực về chất lượng. Tuy nhiên, robot đóng bao tự động có lẽ là sản phẩm ấn tượng hơn cả. Bởi đây là một mô hình vô cùng hiện đại, có quy trình đóng bao chuyên nghiệp, có khả năng làm việc với mọi loại kích cỡ bao bì và xử lý rất tốt lớp dính trên miệng bao nên được đánh giá cao.
Robot đóng bao tự động OMBA còn giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất vượt trội. Bởi robot OMBA có thể hoạt động liên tục với tần suất công việc lớn, đáp ứng khả năng vận hành không mệt mỏi 24/7, tốc độ làm việc cao lên tới 16bpm, năng suất đạt 18 bao mỗi phút, xếp đóng đến hơn 1000 bao sản phẩm/giờ. Bên cạnh đó, hệ thống đóng bao 2 lớp tự động (OMBA) của Hạo Phương còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân công do robot có khả năng thay thế hiệu quả từ 4 5 nhân công làm việc. Tất cả các công đoạn từ A-Z đều được thực hiện tự động. Từ đó, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí thuê lao động, vừa không lo tình trạng bị thiếu hụt nhân lực. Đây là một ưu điểm vô cùng lớn, đặc biệt là trong đợt dịch này.
Ngoài ra, robot OMBA còn có rất nhiều điểm cộng khác như tiết kiệm diện tích công xưởng, dễ dàng bảo trì, thời gian bảo hành dài và có thể bảo hành online thuận tiện,… Nên hiện nay, hệ thống robot đóng bao tự động OMBA của công ty Hạo Phương đã và đang được áp dụng vào dây chuyền của rất nhiều những nhà máy lớn thuộc các lĩnh vực như: thức ăn chăn nuôi, khoáng sản, lúa gạo, phân bón, khoáng sản, xi măng,… và đem tới những hiệu quả vượt trội trong năng suất và lợi nhuận. Có thể nói, robot OMBA chính là giải pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang tìm kiếm để góp phần giúp doanh nghiệp nâng tầm vị thế và đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường "khốc liệt".